Đây là một trang web chia sẻ kiến thức về thiết kế và thi công cơ điện trong công trình. Bao gồm các hệ thống Điện động lực, Điện nhẹ, Cấp thoát nước, Điều hòa, Thông gió, Phòng cháy chữa cháy trong công trình.

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2022

CÁCH TẠO BẢN VẼ THIẾT KẾ CƠ ĐIỆN TRONG AUTOCAD


CÁCH TẠO BẢN VẼ THIẾT KẾ CƠ ĐIỆN TRONG AUTOCAD

Để giúp các bạn kỹ sư thiết kế Cơ Điện thể hiện bản vẽ thiết kế trong Autocad được tốt hơn. Công ty Taseco xin đưa ra quy trình hướng dẫn lập bản vẽ của công ty để các bạn tham khảo và áp dụng cho công việc thiết kế được tốt hơn.

1.      1. Tạo bản vẽ Xref mặt bằng kiến trúc

a. Mục đích

Làm giảm dung lượng của bản vẽ thiết kế cơ điện

- Kiểm soát và căn chỉnh được nét in kiến trúc cho phù hợp với các nét in hệ thống cơ điện.

- Dễ dàng chỉnh sửa đồng loạt các bản vẽ thiết kế cơ điện khi có sự thay đổi về bản vẽ thiết kế kiến trúc.

- Dễ hệ thống hóa được các bản vẽ để kiểm soát được tốt hơn.

b. Các bước thực hiện

- Bước 1: Copy bản vẽ kiến trúc thành 1 bản khác để tiến hành tạo bản vẽ Xref. Đặt tên cho bản bẽ Xref cho phù hợp (Ví dụ: đặt tên theo từng mặt bằng tầng, mặt đứng, hoặc theo tên dự án, . . .)

- Bước 2: Vào bản vẽ Xref vừa tạo để chỉnh sửa, xóa bớt các ghi chú chi tiết của Kiến trúc không cần thiết:

+ Xóa các ký hiệu mặt cắt, ký hiệu chi tiết, khoanh ghi chú chi tiết,

+ Xóa các dim kích thước chi tiết không cần thiết,

+ Xóa bản vẽ mặt đứng nếu không sử dụng, các text không cần thiết,

+ Xóa các bản vẽ layout không dùng, . . .

- Bước 3: Dùng lệnh Purge để làm sạch và nhẹ dung lượng bản vẽ. Sau đó dùng lệnh Unit để chỉnh đơn vị đo về hệ Milimet.

- Bước 4: Vào lệnh Layer điều chỉnh các layer đang sử dụng:

 + Layer 0 và Depoints: Để màu trắng (màu 7)

           + Layer Hatch: Để màu ghi đậm (màu 250)

           + Các Layer kiến trúc khác: Để màu ghi sáng (màu 8)

Ghi chú: Sau khi đã đổi màu các nét kiến trúc ở Layout mà kiểm tra trong Model vẫn thấy các nét kiến trúc có màu thì phải lựa chọn từng đối tượng để đổi màu theo màu của Layer vừa chọn. Ngoài ra kiểm tra lại toàn bộ các Hatch trong bản vẽ nếu chưa được đổi thành màu 250 thì dùng lệnh Quick Select để lựa chọn toàn bộ Hatch và chuyển sang màu 250.

                      Sau khi thực hiện hết các bước rên ta sẽ được 1 bản vẽ kiến trúc tương tự như hình vẽ trên. Mục đích của việc điều chỉnh màu nét kiến trúc để khi vẽ hệ thống cơ điện vào sẽ nổi được hệ thống cần trình bày và phục vụ in phát hành bản vẽ được đẹp hơn.

           - Bước 5: Gõ lệnh Purge lại bản vẽ để làm sạch và nhẹ dung lượng bản vẽ lần cuối và lưu bản vẽ Xref lại.

2.      2. Tạo bản vẽ Xref khung tên

-        - Bước 1: Copy bản vẽ khung tên của bên kiến trúc và đặt tên thành một file Xref khung.

-        - Bước 2: Xóa toàn bộ các dữ liệu kiến trúc không cần thiết trong bản vẽ Xref vừa tạo và chỉ giữ lại khung tên.

-        - Bước 3: Scale bản vẽ khung tên theo đúng tỉ lệ 1:1 kích thước bản vẽ cần in. Cụ thể các kích thước bản vẽ A4 (297x210); A3 (420x297); A2 (594x420); A1 (840x594).

-        - Bước 4: Chuyển vị trí bản vẽ Xref khung tên về trục tọa độ 0,0,0. Dùng lệnh Pure sạch và làm nhẹ dung lượng của bản vẽ sau đó lưu bản vẽ Xref khung lại để sử dụng.

3.      3. Tạo bản vẽ cơ điện cần thể hiện

-        - Bước 1: Tạo file cad bản vẽ cơ điện

       + Tạo file cad bản vẽ mặt bằng cơ điện cần thể hiện bằng cách copy từ bản Xref mặt bằng hoặc bản vẽ Kiến trúc ban đầu, sau đó xóa toàn bộ dữ liệu trên Model và các Layout đi (tạo mới 1 Layout để sau đưa Xref khung tên vào).

      + Sau đó tiền hành Pure sạch bản vẽ vừa tạo, chuyển layer hiện hành về layer 0 để sử dụng. Đặt tên bản vẽ cơ điện thực hiện là tên file cad.

-       - Bước 2: Xref mặt bằng kiến trúc vào Model

      + Trong Model thực hiện thao tác đính kèm bản vẽ xref vào bản vẽ mặt bằng, dùng lệnh Xr sau đó chọn Attach dwg rồi trỏ tới thư mục chứa bản vẽ xref chọn tên bản vẽ cần xref. (Chú ý kiểm tra lại xem layer của bản xref không đường để là layer Defpoits, vì sau in sẽ mất nét in kiến trúc).

      + Để dễ thao tác bản vẽ thì nên dùng lệnh move đưa bản vẽ vừa Attach tới gần gốc tọa độ 0, 0, 0.

      + Lưu ý file Xref kiến trúc và file Xref khung tên phải để cùng 1 thư mục với bản vẽ cad cơ điện.

-        - Bước 3: Xref bản vẽ khung tên vào Layout

Cũng tương tự như bước 2, vào trong Layout của bản vẽ cơ điện và tiến hành đính kèm bản Xref khung tên để tạo bản vẽ in.

-        - Bước 4: Tạo bản vẽ in, chỉnh tỉ lệ và cỡ Text trong bản vẽ

       + Dùng lệnh MV để tạo cửa sổ in trong Khung của bản vẽ, lựa chọn tỉ lệ khung MV phù hợp để bản vẽ thể hiện hài hòa với khung in.

       + Với tỉ lệ khung MV đã chọn ở trên sẽ quyết định được chiều cao của Text trong bản vẽ là bao nhiêu, để khi in bản vẽ Text sẽ cao từ 1.2 ~ 1.5 mm với bản vẽ A4 hoặc A3, text cao 2mm với bản vẽ A2, A1.

-        - Bước 5: Tiến hành vẽ bản vẽ cơ điện

      + Sử dụng các ghi chú, block thiết bị, layer nét vẽ ở các bản vẽ mẫu để vẽ ở bản vẽ mới cho nhanh và thuận tiện cho cài đặt in.

      + Đặt tên và mã hiệu bản vẽ trong Khung tên, cũng nên lấy mã hiệu bản vẽ là tên của Layout để dễ tìm kiếm.

4.      4. Cài đặt nét in cho bản vẽ

-        - Bước 1: Tạo file nét in cho bản vẽ

      + Copy file nét in mới trong thư mục Plot Style Manager (File => Plot Style Manager).

      + Chỉnh sửa độ dầy, độ đậm nhạt của các nét in trong file nét in mới tạo cho phù hợp.

-       - Bước 2:  Thực hiện lệnh in và dùng nét in vừa tạo để in.


N       Nếu bạn có thắc mắc gì liên quan đến bài viết này xin hãy liên hệ tới chúng tôi. Công ty Taseco rất mong có được sự góp ý và chia sẻ từ các bạn.