Thiết kế hệ thống điện

Công ty TNHH đầu tư phát triển xây dựng và thương mại TASECO.

TASECO thiết kế thi công các lĩnh vực cơ điện

Công ty TNHH đầu tư phát triển xây dựng và thương mại TASECO Việt Nam.

Hệ thống cơ điện

Các lĩnh vực như cơ điện, điều hòa, cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy,.. .

Đây là một trang web chia sẻ kiến thức về thiết kế và thi công cơ điện trong công trình. Bao gồm các hệ thống Điện động lực, Điện nhẹ, Cấp thoát nước, Điều hòa, Thông gió, Phòng cháy chữa cháy trong công trình.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo cháy chữa cháy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo cháy chữa cháy. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2022

Thiết Kế Hệ Thống Loa Thông Báo _ Phần 3: Một Số Thiết Kế Tham Khảo

 

Tham Khảo Một Số Thiết Kế Mẫu

1. Ứng dụng hệ thống siêu thị (vùng loa độc lập)

2. Ứng dụng hệ thống siêu thị (5 vùng loa)

3. Dùng trong phòng tập thể dục

4. Dùng trong nhà thờ

5. Dùng trong văn phòng

6. Dùng trong phòng hội thảo, phòng huấn luyện


7. Dùng trong nhà thờ Hồi giáo (hệ thống A)

8. Dùng trong nhà thờ Hồi giáo (hệ thống B)

9. Dùng trong quán cafe

10. Dùng trong cửa hàng bán lẻ

Xem thêm :

Thiết Kế Hệ Thống Loa Thông Báo _ Phần 1: Sơ Lược Hệ Thống (Tại Đây).

Thiết Kế Hệ Thống Loa Thông Báo _ Phần 2: Tính Toán Công Suất Và Bố Trí Loa (Tại Đây).

Thiết Kế Hệ Thống Loa Thông Báo _ Phần 2: Tính Toán Công Suất Và Bố Trí Loa

I. Cách tính toán và bố trí Loa

* Mức độ tiếng ồn và cường độ âm thanh cần thiết cho các loa

   - Mức độ tiếng ồn được đo bằng decibel (dB). Bảng dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu:


   - Khi truyền tải giọng nói hoặc nhạc qua loa, phải truyền tải với mức độ cao hơn mức độ tiếng ồn xung quanh. Để truyền tiếng, cần 5 – 10dB lớn hơn mức tiếng ồn, nhạc nên là 3 – 6dB, nhạc biểu diễn 15 – 20dB lớn hơn mức ồn.

* Tính toán cường độ âm thanh

   - Cường độ âm thanh SPL (dB) là chỉ số biểu hiện mức độ âm thanh từ Loa. Cường độ âm thanh tăng khi điện vào Loa tăng và giảm khi khoảng cách từ Loa tăng. Mối quan hệ này được biểu hiện bằng công thức sau:

SPL = SPL (1W/1m) – SPL (suy giảm do khoảng cách) + SPL (tăng do công suất vào loa)

   - Cường độ âm thanh (1W/1m) là chỉ cường độ âm thanh ở nơi cách Loa 1m khi Loa có điện vào là 1W. Chỉ số này để phản ánh hiệu quả so sánh giữa các Loa, xem trong catalog của thiết bị Loa.

   - Giảm cường độ âm thanh do khoảng cách được xác định bằng công thức:

Độ giảm cường độ âm = 20 x logD (dB)

     Trong đó: D khoảng cách so với Loa (m)


   - Tăng cường độ âm thanh do điện áp vào được xác định bằng công thức:

Độ tăng cường độ âm = 10 x logW (dB)

     Trong đó: W điện vào (W)


- Ví dụ: Cường độ âm thanh của Loa kiểu TC-154SM là 112dB. Cường độ âm thanh của Loa này ở khoảng cách 10m và điện vào Loa là 10W được tính theo hai bảng trên:

SPL = 112dB – 20dB (10m) + 10dB (10W) = 102dB

* Cách bố trí Loa trong văn phòng (Loa trần)

Các khu vực văn phòng làm việc thường có trần giả nên loại Loa gắn trần thường được sử dụng. Góc phát của Loa được thiết kế ở khoảng giữa 90o và 120o. Khoảng cách giữa các Loa càng nhỏ thì chất lượng âm thanh càng tốt và tiếng càng to .

- Cách bố trí Loa

- Vùng phủ thanh của Loa

- Đối với văn phòng không sử dụng chức năng phát nhạc nền, các Loa cần được bố trí cách nhau từ 9m đến 12m. Vùng phủ thanh của Loa khoảng từ 81m2 đến 144m2.

- Ví dụ cách bố trí Loa cho văn phòng làm việc có kích thươc 30m x 20m có trần cao 3m, vậy cần phải bố trí khoảng 6 Loa như hình bên dưới.

* Cách bố trí Loa trong nhà máy (Loa nén, loa còi)

- Nhà máy với cường độ tiếng ồn cao nên thường được sử dụng Loa nén (còi), loại Loa có thể phát ra cường độ âm thanh cao.

- Nếu biết rõ vị trí làm việc của nhân viên trong nhà máy thì Loa nên được bố trí thích hợp phục vụ cho khu vực đó. Nếu không biết rõ hoặc không có sự phân biệt về vị trí làm việc thì Loa được bố trí theo khoảng cách bề mặt sàn.

- Sau đây là ví dụ ở một xưởng có kích thước 40m x 90m với cường độ tiếng ồn là 85dB. Ta chọn loại Loa nén SC-615M (hãng Toa) có công suất là 15W, cường độ âm 112dB (1 W, 1 m tại 500 Hz tới 2.5 kHz mức đỉnh). Nếu bố trí Loa dọc hai bên chiều dài của xưởng thì ta cần xác định cường độ âm thanh tại điểm cách Loa 20m với điện vào Loa là 15W như sau:

112dB (1W/1m) – 26dB (20m) + 11.8dB (15W) = 97.8 dB

Đây là cường độ âm thanh có hiệu quả để truyền tiếng, lớn hơn 10dB so với mức độ ồn xung quanh nhà xưởng.

Các Loa cách nhau từ 20m đến 30m và chỉ cần 6 Loa có thể phủ cả vùng. Cường độ âm thanh gần các Loa khá cao vì vậy cần lắp đặt Loa ở cao độ lớn hơn 4m.

* Dây nối Loa

- Để nối Loa, sử dụng dây bọc cách điện vynyl (PVC) 600V có tiết diện dây là 1.0mm2 đến 2.5mm2 (AWG 17 đến AWG 14).


II. Cách tính công suất đường dây Loa

* Kết nối trở kháng cao và kết nối trở kháng thấp

- Bộ tăng âm thường có ngõ ra loa trở kháng thấp (ví dụ như 4Ω, 8Ω, 16Ω, . . .) và ngõ ra trở kháng cao (ví dụ 70V, 100V, . . .). Ngõ ra trở kháng thấp thường được sử dụng khi có ít loa (từ 1 đến 4 loa) và khoảng cách giữa bộ tăng âm tới loa ngắn (khoảng 10m). Ngõ ra trở kháng cao sử dụng với nhiều loa và khoảng cách lớn.

- Loa trở kháng thấp: không sử dụng biến áp nên chất lượng âm thanh tốt hơn loa trở kháng cao, giá thảnh rẻ hơn, nhưng khoảng cách từ loa tới tăng âm chỉ nên dưới 50m. Và hay sử dụng trong Pro-sound (âm thanh hội trường, biểu diễn, nơi dây dẫn tốt hơn, và công suất tăng âm loa lớn, . . .)

- Loa trở kháng cao: Do sử dụng biến áp nên khoảng cách từ loa tới tăng âm có thể lên tới 1km. Thích hợp trong các ứng dụng thông báo, phát nhạc nền, âm thanh di tản trong toà nhà, nhà xưởng, khách sạn, trung tâm thương mại, nhà máy, khu công nghiệp, . . .

- Đối với hệ thống PA truyền thanh, để tránh việc đấu nối sai và hiệu quả truyền âm thì nên sử dụng loa trở kháng cao.

* Ví dụ của kết nối trở kháng thấp

- Cần thiết phải thiết kế sao cho tổng trở kháng vào của loa lớn hơn trở kháng ra của bộ tăng âm. Khi tổng trở kháng loa thấp hơn trở kháng ra của bộ tăng âm sẽ dẫn đến kết quả hoạt động không ổn định và bộ tăng âm hoạt động sai chức năng.

- Khoảng cách nối giữa bộ tăng âm và loa nên nhỏ hơn 10m. Nếu khoảng cách lớn hơn, công suất ra từ bộ tăng âm sẽ làm nóng dây dẫn và không thể cung cấp công suất cần thiết cho loa.

* Ví dụ của kết nối trở kháng cao

- Trong hệ thống truyền thanh công cộng, để bao phủ một diện tích rộng nên khoảng cách nối dây lơn. Vì vậy người ta phải dùng kết nối nối kiểu trở kháng cao. Trong đó tất cả các loa (có biến áp) sẽ được mắc song song và tránh sử dụng những loa này với loa không có biến áp.

- Ở kiểu kết nối trở kháng cao, khi bạn còn mắc các loa song song, nó sẽ rất hữu hiệu khi thiết kế sao cho tổng công suất đầu vào loa nhỏ hơn công suất đầu ra tăng âm. Điều này sẽ giúp loại bỏ tính toán trở kháng phức tạp.


- Thậm chí khi kết nối loa với các đầu vào khác sẽ chẳng có vấn đề gì nếu giữ tổng công suất loa nhỏ hơn mức ra tăng âm.

Xem thêm :

Thiết Kế Hệ Thống Loa Thông Báo _ Phần 1: Sơ Lược Hệ Thống (Tại Đây).

Thiết Kế Hệ Thống Loa Thông Báo _ Phần 3: Một Số Thiết Kế Tham Khảo (Tại Đây).

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2022

Thiết Kế Hệ Thống Loa Thông Báo _ Phần 1: Sơ lược hệ thống

Hệ thống loa thông báo là một trong những hệ thống được áp dụng cho nhà xưởng, văn phòng, xã phương,… tuy nhiên để có một cái nhìn rõ nét nhất về hệ thống âm thanh thông báo thì ngay sau đây hãy cùng Công ty Taseco tìm hiểu về hệ thống này.

THIẾT KẾ HỆ THỐNG LOA THÔNG BÁO - PHẦN 1

1. Sơ đồ hệ thống loa thông báo

- Hệ thống loa thông báo được sử dụng cho nhà máy, tòa nhà văn phòng, tòa nhà chung cư, sân bay, nhà ga, bến xe, siêu thị, cửa hàng, bệnh viện, trung tâm y tế, trung tâm thương mại, các khu phức hợp, . . .

- Hệ thống sẽ phát thanh thông báo tới các khu vực, phát nhạc nền, nhạc chương trình, thông báo khẩn cấp trong trường hợp có sự cố, . . .


2. Bộ tăng âm (Amply) công suất

- Công suất tăng âm: Là công suất tối đa tăng âm có thể kéo được, ở đây hiểu đơn giản đó là sức kéo của tăng âm

- Có các loại công suất: 30W, 60W, 120W, 240W, 360W, 480W

- Công suất Loa: Là công suất phát của loa

- Tổng công suất loa phải nhỏ hơn hoặc bằng tổng công suất tăng âm

- Loa trở kháng cao (có biến áp): Loa có ghi phía sau là 100V/70V, Phù hợp với nơi có khoảng cách từ loa tới tăng âm từ 50m trở lên

- Loa trở kháng thấp (không biến áp): Mặt sau loa ghi 8ohm, phù hợp với nơi có khoảng cách nhỏ hơn 50m

* Lưu ý khi sử dụng tăng âm

- Trước khi bật tăng âm phải vặn các núm volume “Master” về mức nhỏ nhất - tăng dần Volume Master về mức nghe hàng ngày. Nên đánh dấu trên bên cạnh núm điều chỉnh để dễ nhớ - Bật nguồn

- Trước khi tắt tăng âm phải vặn các núm volume “Master” về mức Nhỏ nhất - Tắt nguồn

- Trong khi tăng âm đang chạy nếu rút giắc cắm MIC hoặc cắm Laptop, Điện thoại đang kết nối với tăng âm: Yêu cầu vặn núm chỉnh âm lượng ngõ vào về mức nhỏ nhất trước khi rút -Nếu muốn cắm thêm MIC, hoặc kết nối laptop, điện thoại: Yêu cầu vặn núm chỉnh âm lượng ngõ vào về mức nhỏ nhất trước khi cắm, và sau khi cắm tăng dần âm lượng đến đủ nghe.


3. Bộ lựa chọn vùng loa (Speaker Selector)

- Bộ lựa chọn vùng loa được dùng khi bạn cần chia công suất của 1 tăng âm cho nhiều zones, trong đó có nhu cầu tại một thời điểm muốn thông báo 1 hay nhiều zones trong nhóm đó và các zones còn lại không thông báo. Do đo ngoài việc chia công suất của tăng âm ra nhiều zones, bộ lựa chọn vùng loa còn có các chân vào điều khiển chọn vùng loa.

- Thiết bị có chức năng chọn vùng loa cần thông báo, và ngắt vùng loa mà không cần thông báo

- Sử dụng khi chúng ta có nhiều vùng loa, nhưng chỉ dùng 1 tăng âm. Ví dụ như bạn có 3 khu vực, mỗi khu vực chỉ 100W, chúng ta có thể mua 1 tăng âm 480W sử dụng chung cho 3 vùng này mà không cần phải mua 3 tăng âm 120W cho mỗi vùng.


4. Chiết áp (Attenuator) - tham khảo hãng TOA

a) Chiết áp 2 dây: Đơn giản là từ tủ Rack tới chiết áp chỉ có 2 dây. (HOT + COM).

- Tác dụng: Điều chỉnh âm lượng từ tăng âm trước khi tới loa.

- Nhược điểm: Không có chức năng Override - nghĩa là nếu ta tắt loa (ngắt kết nối tại chiết áp) thì loa sẽ không có chức năng thông báo khi có sự cố cháy.

b) Chiết áp 3 dây: Từ tủ Rack tới chiết áp có 3 dây (HOT, COM, R)

- Tác dụng: Điều chỉnh âm lượng và override khi có cháy (Bình thường tắt loa, nhưng khi có sự cố cháy sẽ tự động bỏ qua chế độ chỉnh âm lượng và phát ở mức cao nhất).

- Ưu điểm: Mỗi line loa sẽ có đường R riêng nên phù hợp báo cháy theo vùng, nhóm vùng

- Nhược điểm: Dây nối R phải có thông số và kích thước như dây HOT và COM nên tăng chi phí về dây dẫn lên.

c) Chiết áp 4 dây: Từ tủ Rack tới chiết áp có 4 dây (HOT, COM, 24V DC)

- Tác dụng: Như chiết áp 3 dây

- Ưu điểm: Không có đường R, mà chiết áp 4 dây sử dụng nguồn 24V DC mở rơ-le cho việc đoản mạch ngõ vào HOT, nên chỉ cần 1 nguồn 24V DC có thể sử dụng cho mọi chiết áp. Dây này kích thước cũng vừa phải, có thể là 2x0.75mm2 và đi khắp các khu vực có chiết áp.

- Nhược điểm: Do dùng chung nguồn 24V DC nên thích hợp với hệ PA báo cháy toàn vùng, hoặc nhóm vùng ít.

d) Tham khảo các model chiết áp phổ biến của TOA

AT-063AP : Chiết áp 6W, loại 2, 3 dây

AT-303AP : Chiết áp 30W, loại 2, 3 dây

AT-603AP : Chiết áp 60W, loại 2, 3 dây

AT-4012 : Chiết áp 12W, loại 2, 3, 4 dây

AT-4030 : Chiết áp 30W, loại 2, 3, 4 dây

AT-4060 : Chiết áp 60W, loại 2, 3, 4 dây

AT-4120 : Chiết áp 120W, loại 2, 3, 4 dây

AT-4200 : Chiết áp 240W, loại 2, 3, 4 dây

e) Lưu ý khi thiết kế

- Không thiết kế công suất loa sau chiết áp lớn hơn công suất chịu tải của của chiết áp.

- Sử dụng đủ dây: Chiết áp 3 dây thì 3 dây cùng cỡ, chiết áp 4 dây thì cần 1 dây nguồn nuôi cho toàn bộ chiết áp và hệ thống chuyển mạch

- Cách đấu nối chiết áp 2 dây

- Cách đấu nối chiết áp 3 dây

- Cách đấu nối chiết áp 4 dây


f) Lưu ý các lỗi thường gặp khi đấu nối chiết áp

- Không điều chỉnh được âm lượng: Xem lại chân HOT, COM đã đấu đúng chưa

- Chiết áp trạng thái tắt (Off) nhưng khi có cháy không phát: Tính năng tự động bật chỉ có ở chiết áp đấu kiểu 3 dây (Xem chân R và COM có tiếng chưa) và 4 dây (xem nguồn 24V đã có chưa).


5. Loa thông báo (Speaker)

a) Loa âm trần 6W/3W

- Loa âm trần 6W/3W có tai gắn, có thể gắn trực tiếp lên mặt trần. Công suất loa dễ dàng thay đổi thông qua vị trí nối dây trên loa. Sử dụng trong âm thanh thông báo di tản trong toà nhà, văn phòng, Trường học

- Loa có móc treo đàn hồi giúp dễ dàng gắn loa lên trần nhà. Thiết kế khung loa mỏng cho phép thiết bị dễ dàng kết hợp hài hòa với thiết kế nội thất bên trong phòng. Trở kháng đầu vào có thể dễ dàng điều chỉnh bằng cách thay đổi vị trí kết nối trên biến áp loa.


b) Loa hộp 6W/3W treo tường

- Thiết kế đơn giản, gọn nhẹ, âm thanh tiêu chuẩn, tiết kiệm chi phí. Sử dụng nhiều tại cầu thang, hành lang... nơi không lắp được loa gắn trần trong hệ thống âm thanh thông báo, di tản.



c) Loa hộp 30W treo tường

- Dòng loa hộp phát đủ dải tần công suất phát tới 30W, chuyên sử dụng trong lớp học, trung tâm thương mại, shop... nơi cần phát bản tin khuyến mại, quảng cáo hoặc giảng dậy cần chất lượng âm thanh tốt hơn.

- Loa có kích thước nhỏ gọn, phản xạ âm bass theo 2 chiều với dải tần số rộng thích hợp cho thông báo và phát nhạc nền. Loa có thể sử dụng được cả hai loại trở kháng cao và trở kháng thấp. Đây là loại loa chống thấm nước, có thể được lắp đặt ở khu vực ngoài trời có mái che, nơi mà loa không bị tiếp xúc trực tiếp với nước mưa.

d) Loa nén 10W/15W

- Dòng loa nén phổ biến nhất trong các ứng dụng âm thanh thông báo, di tản. Thường được lắp đặt tại các
khu vực mà độ ồn cao hoặc ngoài trời như: tầng hầm, bãi gửi xe ô tô, công viên, nhà xưởng, ... 

- Loa nén công suất được thiết kế nhỏ gọn, chất lượng âm thanh cao, sử dụng trong hệ thống âm thanh công cộng. Với các thành phần bên ngoài loa được sơn tĩnh điện, tai gắn và ốc vít được làm bằng thép không gỉ đảm bảo loa chống lại tác động của thời tiết.

Xem thêm :

Thiết Kế Hệ Thống Loa Thông Báo _ Phần 2: Tính Toán Công Suất Và Bố Trí Loa (Tại Đây).

Thiết Kế Hệ Thống Loa Thông Báo _ Phần 3: Một Số Thiết Kế Tham Khảo (Tại Đây).


Nếu bạn có thắc mắc gì liên quan đến bài viết này xin hãy liên hệ tới chúng tôi. Công ty Taseco rất mong có được sự góp ý và chia sẻ từ các bạn.

Thiết Kế Chiếu Sáng Sự Cố

 1. Xác định vị trí đèn chiếu sáng sự cố

Tham khảo TCVN 3890 : 2009 mục 10.1.4

a) Đèn chiếu sáng sự cố phải được trang bị cho gian phòng, nhà và công trình tại các vị trí sau:

- Chỗ nguy hiểm cho sự di chuyển của người;

- Lối đi và trên các cầu thang bộ dùng để thoát nạn cho người khi số lượng người cần thoát nạn lớn hơn 50 người;

- Cửa thoát, lối ra thoát nạn ;

- Vị trí chỉ dẫn cầu thang bộ trong các nhà ở có chiều cao lớn hơn 6 tầng;

- Vị trí trên đường thoát nạn có thay đổi về cao độ;

- Vị trí chuyển hướng thoát nạn, nút giao của hành lang;

- Trong các gian phòng công cộng và các nhà phụ trợ của các xí nghiệp công nghiệp, có mặt đồng thời nhiều hơn 100 người;

- Trong các gian phòng sản xuất không có ánh sáng tự nhiên;

- Trong phòng máy phát điện, gian lánh nạn;

- Trong các phòng trực điều khiển chống cháy, phòng bơm chữa cháy và tại các vị trí trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác.

Hình ảnh chiếu sáng phương tiện phòng cháy và chữa cháy, cứu thương




b) Cho phép không bố trí trong các trường hợp sau:

- Sân vườn, khu vực sân thượng không có mái che;

- Toà nhà cao 01 tầng chỉ có mái che (không có tường bao quanh) với diện tích sàn không quá 200 m2 và diện tích lỗ hở chiếm tối thiểu 80% diện tích tường ngoài của nhà.

c) Chú ý: (TCVN 3890 : 2009 mục 10.1.5 & mục 10.1.6)

- Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn có nguồn điện dự phòng đảm bảo thời gian hoạt động tối thiểu là 2h.

- Đèn chiếu sáng sự cố có cường độ chiếu sáng ban đầu trung bình là 10 lux và cường độ chiếu sáng nhỏ nhất tại bất kì điểm nào dọc theo đường thoát nạn đo được không nhỏ hơn 1 lux.

- Đèn chỉ dẫn thoát nạn phải được nhìn thấy rõ ràng các chữ “LỐI RA” hoặc các chữ khác thích hợp từ khoảng cách tối thiểu 30m trong điều kiện chiếu sáng bình thường (300lux) hoặc khi có sự cố (10lux).

- Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn được lắp đặt, bố trí ở trên các cửa ra vào hành lang, cầu thang thoát nạn, lối rẽ trên đường thoát nạn để chiếu sáng, chỉ dẫn lối đi và dễ quan sát. Vị trí lắp đặt giữa các đèn chiếu sáng sự cố, giữa các đèn chỉ dẫn thoát nạn phải đảm bảo nhìn thấy lối thoát nạn và khoảng cách không lớn hơn 30m.


2. Xác định vị trí biển báo đèn chỉ dẫn lối ra thoát nạn

a) Phải được bố trí ở tất cả các lối ra vào của cầu thang bộ thoát nạn, các đường thoát nạn trên tầng nhà và tất cả các lối ra vào của gian phòng có từ 02 lối ra thoát nạn trở lên;

b) Cho phép không bố trí trong các trường hợp sau:

- Đối với gian phòng có trang bị chiếu sáng sự cố phải đảm bảo một trong các điều kiện sau:

  + Chỉ có 01 lối ra vào

  + Có lối ra trực tiếp ra hành lang bên hoặc không gian ngoài nhà.

- Đối với gian phòng không trang bị chiếu sáng sự cố phải đảm bảo một trong các điều kiện sau:

  + Chỉ có 01 lối ra vào và khoảng cách từ điểm bất kỳ của gian phòng đến lối ra thoát nạn gần nhất không lớn hơn 7 m;

  + Khoảng cách từ điểm bất kỳ của gian phòng đến cửa ra vào không lớn hơn 13 m và diện tích tối thiểu phần tường tiếp giáp hành lang đạt 50% là kính đảm bảo một trong các điều kiện sau:

      * Cửa mở vào hành lang có bố trí chiếu sáng sự cố

      * Cửa mở hành lang bên hoặc mở trực tiếp ra ngoài nhà

- Đối với nhà 1 tầng có diện tích sàn không quá 200 m2 và diện tích lỗ hở trên tường ngoài đạt tối thiểu 80%.


3. Xác định vị trí biển báo đèn chỉ hướng thoát nạn

a) Phải bố trí biển báo chỉ hướng thoát nạn trên đường thoát nạn, ở trong gian phòng và tất cả các vị trí mà tầm nhìn bị che khuất không thể phát hiện được các lối ra thoát nạn. Vị trí lắp đặt giữa các đèn chỉ dẫn thoát nạn phải đảm bảo khoảng cách không lớn hơn 25 m.

b) Cho phép không bố trí biển chỉ hướng thoát nạn, trong các trường hợp sau:

- Sân vườn, khu vực sân thượng không có mái che.

- Nhà 1 tầng chỉ có mái che (không có tường bao quanh), với diện tích sàn không quá 200 m2 và và diện tích lỗ hở chiếm tổi thiểu 80% diện tích tường ngoài của nhà.


4. Biển báo an toàn tầm thấp

Phải bố trí các biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn và biển báo chỉ hướng thoát nạn ở tầm thấp ở các tầng nhà có bố trí phòng nghỉ của khách sạn, kí túc xá và các cơ sở lưu trú, cho thuê phòng ở.

Đáy của biển báo tầm thấp phải lắp cách sàn một khoảng từ 150 mm đến 200 mm. Khoảng cách giữa các biển báo phải được đặt cách nhau không quá 10 m. Đối với cửa thoát hiểm, biển báo phải ở trên cửa hoặc giáp cửa với mép gần nhất của biển báo trong phạm vi 100 mm tính từ khung cửa.

Các biển báo an toàn ở tầm thấp được thiết kế để hỗ trợ người sinh sống, làm việc trong tòa nhà đến các lối ra thoát nạn khi khói che khuất các lối ra hoặc các đèn

Hình ảnh biển báo an toàn tầm thấp


5. Chiều cao lắp đặt biển báo an toàn

Biển báo an toàn (không bao gồm biển báo an toàn tầm thấp) phải lắp đặt ở độ cao không thấp hơn 2 m và không quá 2,7 m so với mặt sàn, hoặc ngay trên cửa nếu cửa có chiều cao lớn hơn 2,7 m. Các khu vực khói tích tụ có thể che khuất thì biển báo an toàn nên được gắn thấp hơn trần nhà tối thiểu 0,5 m để tránh bị ngập khói.


6. Tham khảo bố trí số lượng đèn chiếu sáng sự cố (EMG) theo bảng

Khu vực

Loại đèn

Số lượng đèn

Văn phòng làm việc có diện tích nhỏ hơn 100m2

EMG (2x 5w, ắc quy)

Bố trí 1 cái

Văn phòng làm việc có diện tích lớn hơn 100m2

EMG (2x 5w, ắc quy)

100m2 / 1 cái

Phòng kỹ thuật điện

EMG (2x 5w, ắc quy)

Bố trí 1 cái

Phòng kỹ thuật cơ

EMG (2x 5w, ắc quy)

Bố trí 1 cái

Hành lang

EMG (2x 5w, ắc quy)

15m / 1 cái

Cầu thang bộ

EMG (2x 5w, ắc quy)

Mỗi tầng bố trí 1 cái

Nhà máy, nhà xưởng, nhà kho lớn

EMG (2x 5w, ắc quy)

300m2 / 1 cái


Chú ý khi thiết kế cấp điện nguồn cho đèn:

- Mỗi lộ điện cấp nguồn sẽ cấp nguồn cho khoảng 15 thiết bị đèn chiếu sáng sự cố hoặc đèn chỉ dẫn thoát hiểm.

- Công suất tính toán của đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát hiểm có thể lấy tham khảo là 20W cho mỗi đèn.