Thiết kế hệ thống điện

Công ty TNHH đầu tư phát triển xây dựng và thương mại TASECO.

TASECO thiết kế thi công các lĩnh vực cơ điện

Công ty TNHH đầu tư phát triển xây dựng và thương mại TASECO Việt Nam.

Hệ thống cơ điện

Các lĩnh vực như cơ điện, điều hòa, cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy,.. .

Đây là một trang web chia sẻ kiến thức về thiết kế và thi công cơ điện trong công trình. Bao gồm các hệ thống Điện động lực, Điện nhẹ, Cấp thoát nước, Điều hòa, Thông gió, Phòng cháy chữa cháy trong công trình.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Điện động lực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điện động lực. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2022

Nguyên Lý Làm Lạnh Cơ Bản Của Máy Lạnh Nén Hơi

Bài viết giúp mọi người nắm được nguyên lý làm lạnh cơ bản của hệ thống điều hòa. Nắm được các bộ phận hoạt động chính của thiết bị điều hòa, các trạng thái chuyển đổi của môi chất lạnh trong hệ thống khi máy hoạt động. Công ty Taseco xin chia sẻ một vài kiến thức liên quan đến lĩnh vực này để mọi người hiểu rõ hơn về thiết bị điều hòa không khí đang sử dụng trong gia đình của các bạn.

Sơ Đồ Nguyên Lý Làm Lạnh Cơ Bản Của Máy Lạnh Nén Hơi

1.    Máy nén hơi

v Nguyên tắc hoạt động

-        Khi cấp điện vào Stator thì Rotor quay, ống trục lệch tâm trong khoang hút nén quay lệch tâm để bắt đầu chu trình hút và nén hơi.

-        Thể tích khoang hút tăng làm áp suất khoang giảm nên hơi gas lạnh được hút vào khoang hút. Thể tích khoang nén thì giảm dẫn đến áp suất trong khoang tăng, hơi bị nén ép đến áp suất xác định nào đó thì van xả mở đẩy hơi ra ngoài khoang nén nhưng vẫn ở trong vỏ của máy nén sau đó theo đường ống thông vỏ của của máy nén đi tiếp vào hệ thống.

-    Vậy máy nén lạnh còn có tác dụng làm luân chuyển môi chất lạnh tuần hoàn trong hệ thống.

-        Trạng thái 1 trên sơ đồ (trước khi đi qua máy nén) môi chất lạnh đang ở dạng hơi có nhiệt độ thấp và áp suất thấp sau khi đi qua dàn bay hơi được hút về khoang hút của máy nén để thực hiện 1 chu trình nén tiếp theo.

-    Trạng thái 2 (sau khi đi qua máy nén) hơi môi chất lạnh được nén sẽ có áp suất cao và nhiệt độ cao được máy nén đẩy tiếp đi tới dàn ngưng tụ.

-    Vậy ngoài tác dụng luân chuyển môi chất lạnh tuần hoàn trong hệ thống thì máy nén còn tác dụng quan trọng là chuyển đổi trạng thái của hơi môi chất lạnh từ áp suất thấp, nhiệt độ thấp sang trạng thái áp suất cao, nhiệt độ cao.

2.    Dàn ngưng tụ (dàn nóng)


Dàn nóng điều hòa dân dụng                               Dàn nóng điều hòa trung tâm

v Nguyên tắc hoạt động

-     Môi chất lạnh sau khi ra khỏi máy nén ở thể hơi có áp suất cao và nhiệt độ cao được nén đi qua dàn ngưng tụ. Khi đi qua dàn ngưng tụ hơi môi chất lạnh trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài (nhả nhiệt ra môi trường ngoài) và quá trình này làm hơi môi chất lạnh ngưng tụ thành dạng lỏng có áp suất cao và nhiệt độ cao.

-   Áp lực nén của máy nén tiếp tục đẩy môi chất lạnh dạng lỏng di chuyển tiếp trong hệ thống.

-     Trạng thái 3 trên sơ đồ (sau khi qua dàn ngưng tụ) môi chất lạnh hóa lỏng hoàn toàn và có áp suất cao, nhiệt độ cao.

-        Vậy Dàn ngưng tụ có tác dụng chuyển đổi trạng thái môi chất lạnh ở thể hơi thành thể lỏng hoàn toàn có áp suất cao và nhiệt độ cao. Sau khi ra khỏi dàn ngưng tụ, lỏng môi chất lạnh tiếp tục được nén đi qua Van tiết lưu.

3.    Van tiết lưu

     Van tiết lưu nhiệt                  Van tiết lưu có van khóa                Van tiết lưu điện tử 

v Nguyên tắc hoạt động

-    Môi chất lạnh đi qua dàn ngưng tụ ở trạng thái lỏng hoàn toàn có áp suất cao và nhiệt độ cao được đi tiếp tới van tiết lưu. Khi môi chất lạnh đi qua van tiết lưu do thay đổi thể tích tăng đột ngột dẫn đến áp suất của môi chất lạnh giảm, nhiệt độ môi chất lạnh giảm. Vậy môi chất lạnh khi đi qua van tiết lưu ở trạng thái áp suất thấp, nhiệt độ thấp, thể lỏng (dạng sương).

-    Trong hệ thống lạnh sử dụng máy nén cơ thông thường thì cáp tiết lưu còn là vị trí làm cân bằng lại áp lực trong hệ thống khi máy ngừng hoạt động, làm giảm áp lực đầu nén của máy nén giúp máy dễ dàng khởi động trở lại.

-    Trạng thái 4 trên sơ đồ (sau khi đi qua Van tiết lưu) môi chất lạnh vẫn ở thể lỏng (dạng sương) có áp suất thấp và nhiệt độ thấp (ví dụ với gas lạnh R22 ở trạng thái này có áp suất ~ 65psi, nhiệt độ ~ 5 độ C).

-    Vậy Van tiết lưu có tác dụng thay đổi trạng thái của lỏng môi chất lạnh từ áp suất cao, nhiệt độ cao thành áp suất thấp và nhiệt độ thấp. Sau khi qua van tiết lưu môi chất lạnh tiếp tục được đi qua dàn bay hơi.

4.    Dàn bay hơi (dàn lạnh)

Dàn lạnh loại treo tường                           Dàn lạnh loại áp trần
       Dàn lạnh loại Cassette âm trần                    Dàn lạnh loại giấu trần nối ống gió 

v Nguyên tắc hoạt động

-    Dưới áp suất hút và đẩy của máy nén trong hệ thống, môi chất lạnh khi qua van tiết lưu tiếp tục đi tới dàn bay hơi của hệ thống. Tại dàn bay hơi, lỏng môi chất lạnh có áp suất thấp và nhiệt độ thấp sẽ trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài (không khí trong phòng cần làm mát) ở quá trình này lỏng môi chất lạnh nhận nhiệt từ môi trường ngoài để sôi và bay hơi.

-    Trạng thái 1 trên sơ đồ (sau khi đi qua dàn bay hơi) môi chất lạnh hóa hơi hoàn toàn có áp suất thấp và nhiệt độ thấp.

-        Vậy dàn bay hơi có tác dụng trao đổi nhiệt giữa môi chất lạnh với không khí của môi trường cần làm mát, quá trình này làm giảm nhiệt độ không khí của môi trường bên ngoài còn lỏng môi chất lạnh khi nhận nhiệt từ môi trường thì sôi bay hơi hoàn toàn.

-    Hơi môi chất lạnh sau khi qua dàn bay hơi được nén và hút trở lại máy nén để thực hiện chu trình tiếp theo trong hệ thống.


 Nếu bạn có thắc mắc gì liên quan đến bài viết này xin hãy liên hệ tới chúng tôi.

 Công ty Taseco rất mong có được sự góp ý và chia sẻ từ các bạn.

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2022

Thiết Kế Chiếu Sáng Sự Cố

 1. Xác định vị trí đèn chiếu sáng sự cố

Tham khảo TCVN 3890 : 2009 mục 10.1.4

a) Đèn chiếu sáng sự cố phải được trang bị cho gian phòng, nhà và công trình tại các vị trí sau:

- Chỗ nguy hiểm cho sự di chuyển của người;

- Lối đi và trên các cầu thang bộ dùng để thoát nạn cho người khi số lượng người cần thoát nạn lớn hơn 50 người;

- Cửa thoát, lối ra thoát nạn ;

- Vị trí chỉ dẫn cầu thang bộ trong các nhà ở có chiều cao lớn hơn 6 tầng;

- Vị trí trên đường thoát nạn có thay đổi về cao độ;

- Vị trí chuyển hướng thoát nạn, nút giao của hành lang;

- Trong các gian phòng công cộng và các nhà phụ trợ của các xí nghiệp công nghiệp, có mặt đồng thời nhiều hơn 100 người;

- Trong các gian phòng sản xuất không có ánh sáng tự nhiên;

- Trong phòng máy phát điện, gian lánh nạn;

- Trong các phòng trực điều khiển chống cháy, phòng bơm chữa cháy và tại các vị trí trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác.

Hình ảnh chiếu sáng phương tiện phòng cháy và chữa cháy, cứu thương




b) Cho phép không bố trí trong các trường hợp sau:

- Sân vườn, khu vực sân thượng không có mái che;

- Toà nhà cao 01 tầng chỉ có mái che (không có tường bao quanh) với diện tích sàn không quá 200 m2 và diện tích lỗ hở chiếm tối thiểu 80% diện tích tường ngoài của nhà.

c) Chú ý: (TCVN 3890 : 2009 mục 10.1.5 & mục 10.1.6)

- Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn có nguồn điện dự phòng đảm bảo thời gian hoạt động tối thiểu là 2h.

- Đèn chiếu sáng sự cố có cường độ chiếu sáng ban đầu trung bình là 10 lux và cường độ chiếu sáng nhỏ nhất tại bất kì điểm nào dọc theo đường thoát nạn đo được không nhỏ hơn 1 lux.

- Đèn chỉ dẫn thoát nạn phải được nhìn thấy rõ ràng các chữ “LỐI RA” hoặc các chữ khác thích hợp từ khoảng cách tối thiểu 30m trong điều kiện chiếu sáng bình thường (300lux) hoặc khi có sự cố (10lux).

- Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn được lắp đặt, bố trí ở trên các cửa ra vào hành lang, cầu thang thoát nạn, lối rẽ trên đường thoát nạn để chiếu sáng, chỉ dẫn lối đi và dễ quan sát. Vị trí lắp đặt giữa các đèn chiếu sáng sự cố, giữa các đèn chỉ dẫn thoát nạn phải đảm bảo nhìn thấy lối thoát nạn và khoảng cách không lớn hơn 30m.


2. Xác định vị trí biển báo đèn chỉ dẫn lối ra thoát nạn

a) Phải được bố trí ở tất cả các lối ra vào của cầu thang bộ thoát nạn, các đường thoát nạn trên tầng nhà và tất cả các lối ra vào của gian phòng có từ 02 lối ra thoát nạn trở lên;

b) Cho phép không bố trí trong các trường hợp sau:

- Đối với gian phòng có trang bị chiếu sáng sự cố phải đảm bảo một trong các điều kiện sau:

  + Chỉ có 01 lối ra vào

  + Có lối ra trực tiếp ra hành lang bên hoặc không gian ngoài nhà.

- Đối với gian phòng không trang bị chiếu sáng sự cố phải đảm bảo một trong các điều kiện sau:

  + Chỉ có 01 lối ra vào và khoảng cách từ điểm bất kỳ của gian phòng đến lối ra thoát nạn gần nhất không lớn hơn 7 m;

  + Khoảng cách từ điểm bất kỳ của gian phòng đến cửa ra vào không lớn hơn 13 m và diện tích tối thiểu phần tường tiếp giáp hành lang đạt 50% là kính đảm bảo một trong các điều kiện sau:

      * Cửa mở vào hành lang có bố trí chiếu sáng sự cố

      * Cửa mở hành lang bên hoặc mở trực tiếp ra ngoài nhà

- Đối với nhà 1 tầng có diện tích sàn không quá 200 m2 và diện tích lỗ hở trên tường ngoài đạt tối thiểu 80%.


3. Xác định vị trí biển báo đèn chỉ hướng thoát nạn

a) Phải bố trí biển báo chỉ hướng thoát nạn trên đường thoát nạn, ở trong gian phòng và tất cả các vị trí mà tầm nhìn bị che khuất không thể phát hiện được các lối ra thoát nạn. Vị trí lắp đặt giữa các đèn chỉ dẫn thoát nạn phải đảm bảo khoảng cách không lớn hơn 25 m.

b) Cho phép không bố trí biển chỉ hướng thoát nạn, trong các trường hợp sau:

- Sân vườn, khu vực sân thượng không có mái che.

- Nhà 1 tầng chỉ có mái che (không có tường bao quanh), với diện tích sàn không quá 200 m2 và và diện tích lỗ hở chiếm tổi thiểu 80% diện tích tường ngoài của nhà.


4. Biển báo an toàn tầm thấp

Phải bố trí các biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn và biển báo chỉ hướng thoát nạn ở tầm thấp ở các tầng nhà có bố trí phòng nghỉ của khách sạn, kí túc xá và các cơ sở lưu trú, cho thuê phòng ở.

Đáy của biển báo tầm thấp phải lắp cách sàn một khoảng từ 150 mm đến 200 mm. Khoảng cách giữa các biển báo phải được đặt cách nhau không quá 10 m. Đối với cửa thoát hiểm, biển báo phải ở trên cửa hoặc giáp cửa với mép gần nhất của biển báo trong phạm vi 100 mm tính từ khung cửa.

Các biển báo an toàn ở tầm thấp được thiết kế để hỗ trợ người sinh sống, làm việc trong tòa nhà đến các lối ra thoát nạn khi khói che khuất các lối ra hoặc các đèn

Hình ảnh biển báo an toàn tầm thấp


5. Chiều cao lắp đặt biển báo an toàn

Biển báo an toàn (không bao gồm biển báo an toàn tầm thấp) phải lắp đặt ở độ cao không thấp hơn 2 m và không quá 2,7 m so với mặt sàn, hoặc ngay trên cửa nếu cửa có chiều cao lớn hơn 2,7 m. Các khu vực khói tích tụ có thể che khuất thì biển báo an toàn nên được gắn thấp hơn trần nhà tối thiểu 0,5 m để tránh bị ngập khói.


6. Tham khảo bố trí số lượng đèn chiếu sáng sự cố (EMG) theo bảng

Khu vực

Loại đèn

Số lượng đèn

Văn phòng làm việc có diện tích nhỏ hơn 100m2

EMG (2x 5w, ắc quy)

Bố trí 1 cái

Văn phòng làm việc có diện tích lớn hơn 100m2

EMG (2x 5w, ắc quy)

100m2 / 1 cái

Phòng kỹ thuật điện

EMG (2x 5w, ắc quy)

Bố trí 1 cái

Phòng kỹ thuật cơ

EMG (2x 5w, ắc quy)

Bố trí 1 cái

Hành lang

EMG (2x 5w, ắc quy)

15m / 1 cái

Cầu thang bộ

EMG (2x 5w, ắc quy)

Mỗi tầng bố trí 1 cái

Nhà máy, nhà xưởng, nhà kho lớn

EMG (2x 5w, ắc quy)

300m2 / 1 cái


Chú ý khi thiết kế cấp điện nguồn cho đèn:

- Mỗi lộ điện cấp nguồn sẽ cấp nguồn cho khoảng 15 thiết bị đèn chiếu sáng sự cố hoặc đèn chỉ dẫn thoát hiểm.

- Công suất tính toán của đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát hiểm có thể lấy tham khảo là 20W cho mỗi đèn.

 



Tính Toán Lựa Chọn Aptomat Và Dây Dẫn Điện

 Tính toán thiết kế và lựa chọn aptomat, dây cáp điện nguồn cho các tải điện là công việc cần thiết và rất quan trọng. Việc lựa chọn aptomat phù hợp sẽ giúp bảo vệ được tải điện, đảm bảo an toàn cho hệ thống điện của công trình. Lựa chọn dây cáp điện phù hợp với tải sử dụng giúp dây không bị nóng dẫn đến nhanh lão hóa gây chập cháy. Dây cáp điện quá nhỏ so với công suất tải sẽ tổn hao điện năng lớn và mất an toàn điện, dây cáp điện quá lớn so với công suất tải thì gây lãng phí do do chi phí đầu tư ban đầu lớn.

Hiện nay rất nhiều sự cố cháy chập điện tại công trình gây ra các đám cháy lớn phá hủy toàn bộ tài sản cũng như cơ sở vật chất của công trình. Nên việc tính toán thiết kế lựa chọn aptomat và dây cáp điện cũng cần được làm và kiểm soát tốt hơn. Công ty Taseco xin đưa ra hướng dẫn tính toán, lựa chọn thiết bị bảo vệ và dây cáp điện cho mọi người như sau.

1. Các loại aptomat theo dòng điện làm việc

6A; 10A; 16A; 20A; 25A; 32A; 40A; 50A; 63A; 80A; 100A; 125A; 160A; 200A; 225A; 250A; 315A; 350A; 400A; 500A; 600A; 800A; 1000A; 1250A; 1600A; 2000A; 2500A; 3200A; 4000A

(Ở đây chúng ta không tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, chủng loại và các thông số làm việc khác của aptomat)

                                                  Hình 1: Một số loại aptomat

2. Các loại tiết diện dây đồng dẫn điện phổ thông

0.75mm2; 1mm2; 1.5mm2; 2.5mm2; 4mm2; 6mm2; 10mm2; 16mm2; 25mm2; 35mm2; 50mm2; 70mm2; 95mm2; 120mm2; 150mm2; 185mm2; 240mm2; 300mm2; 400mm2; 500mm2; 630mm2; 800mm2; 1000mm2.

(Ở đây chúng ta không kể đến cấu tạo dây dẫn, số lượng dây dẫn)

                                          
  Hình 2 : Một số loại dây dẫn điện

a) Cở sở tính toán cường độ dòng điện theo công suất phụ tải

* Công thức tính dòng điện 1 pha 220V

Ta có: P = U.I.Cosφ

Trong đó:

- P là công suất phụ tải, đơn vị là (W); I là cường độ dòng điện cần tính toán, đợn vị là (A)

- U là điện áp dòng điện (U = 220V)

- Cosφ lựa chọn bằng 0.8

Vậy dòng điện được xác định: I = P/(U. Cosφ) = P/(220x0.8) = P/176 (A).

* Công thức tính dòng điện 3 pha 380V

Ta có: P =  .U.I.Cosφ

Trong đó:

- P là công suất phụ tải, đơn vị là (W); I là cường độ dòng điện cần tính toán, đợn vị là (A)

- U là điện áp dòng điện (U = 380V)

- Cosφ lựa chọn bằng 0.8 và  lấy xấp xỉ bằng 1.73 cho dễ tính toán

Vậy dòng điện được xác định: I = P/( U. Cosφ) = P/(1.73x380x0.8) = P/526 (A).

b) Cở sở lựa chọn aptomat

- Aptomat lựa chọn để bảo vệ phải có dòng điện làm việc ghi trên aptomat lớn hơn dòng điện tính toán được từ công suất phụ tải.

- Do đó chúng ta dựa vào dải aptomat phổ thông đã liệt kê ở trên để lựa chọn aptomat đảm bảo được về mặt kỹ thuật và tính kinh tế.

- Đối với các phụ tải sử dụng điện 1Pha/ 220V như đèn chiếu sáng hoặc các ổ cắm thông thường ta nên chọn aptomat là loại 1 pha 1 cực thì sẽ kinh tế hơn. Lúc này aptomat bảo vệ chỉ ngắt dây pha khi có sự cố điện.

- Đối với các phụ tải sử dụng điện 1Pha/ 220V nhưng là các thiết bị điện quan trọng có giá trị cao như điều hòa, quạt thông gió, bình nóng lạnh, bơm nước, . . . hoặc ở các lộ điện cấp nguồn cho bảng điện phòng, bảng điện tầng ta nên chọn aptomat bảo vệ loại 1 pha 2 cực. Lúc này aptomat bảo vệ sẽ ngắt ở cả dây pha lẫn dây trung tính, nâng cao mức độ bảo vệ hơn so với các tải chiếu sáng thông thường.

- Tương tự như vậy cũng tùy theo yêu cầu và mức độ bảo vệ của phụ tải sử dụng điện áp 3Pha/ 380V mà ta có lựa chọn loại aptomat bảo vệ là 3pha 3 cực hoặc 3 pha 4 cực cho phù hợp.

c) Cở sở lựa chọn dây dẫn điện

- Để lựa chọn được tiết diện dây dẫn điện phù hợp với dòng điện tính toán được từ công suất phụ tải ta dựa vào mật độ dòng điện cho phép của dây dẫn, hay còn gọi là dòng điện làm việc cho phép trên 1mm2 dây dẫn điện. (Dây dẫn điện kể đến trong hướng dẫn này mặc định là dây đồng)

- Mật độ dòng điện cho phép đối với các phụ tải như đèn chiếu sáng, ổ cắm, điều hòa, bình nóng lạnh thông thường là 4A~6A trên 1mm2 tiết diện dây dẫn điện.

- Mật độ dòng điện cho phép đối với các phụ tải động cơ là 2.5A trên 1mm2 tiết diện dây dẫn điện.

- Tương tự như vậy khi chúng ta lựa chọn dây điện cấp nguồn cho tủ điện, mà tủ điện đó lại cấp nguồn cho các phụ tải gồm cả phụ tải động cơ và các phụ tải thông thường thì phải cân nhắc xem loại phụ tải nào có công suất chiếm ưu thế và hệ số đồng thời của các phụ tải động cơ để lựa chọn dây dẫn điện cho phù hợp.

- Dây cáp điện cấp nguồn từ trạm biến áp đến tủ điện hạ thế hoặc tủ điện tổng cũng nên lựa chọn mật độ dòng điện là 2.5A trên 1mm2.

d) Tham khảo các TCVN quy định về lựa chọn dây dẫn điện

- TCVN 9207 : 2012, mục 4.9, bảng 2 quy định:

Bảng 1: Tiết diện tối thiểu của ruột dây dẫn và cáp điện trong đường dẫn điện

Tên đường dây

Tiết diện tối thiểu của ruột dây dẫn và cáp điện (mm2)

Đồng

Nhôm

Lưới điện nhóm chiếu sáng không có ổ cắm

1.5

2.5

Lưới điện nhóm chiếu sáng có ổ cắm điện, lưới điện nhóm ổ cắm

2.5

4

Lưới điện phân phối động lực

2.5

4

Đường dây từ tủ điện tầng đến tủ điện các phòng

4

6

Đường dây trục đứng cấp điện cho một hoặc một số tầng

6

10

 

- TCVN 9207 : 2012, mục 10.6

Tiết diện dây trung tính phải được lựa chọn theo điều kiện phát nóng phụ thuộc vào loại hình mạng điện và tỉ lệ sóng hài bậc 3, sóng hài bội số của 3, áp dụng quy định theo bảng sau:

Bảng 2: quy định tiết diện dây trung tính

Loại mạng điện

Tỷ lệ sóng hài

0 < TH < 15% (1)

15 < TH < 33% (2)

TH > 33% (3)

Mạng điện 1 pha 2 dây

S­N = SP

S­N = SP

S­N = SP

Mạng điện (3P+N), cáp nhiều ruột SP  16mm2 với dây đồng hoặc SP  25mm2 vơi dây nhôm

S­N = SP

S­N = SP

I­N = IP

Hệ số 0.84 (4)

S­N = SP

SN cần được xác định

I­N = 1.45 x IP

Hệ số 0.84 (4)

Mạng điện (3P+N), cáp nhiều ruột SP >16mm2 với dây đồng hoặc SP > 25mm2 vơi dây nhôm

S­N = SP / 2

N cần được bảo vệ

S­N = SP

I­N = IP

Hệ số 0.84 (4)

S­N = SP

SN cần được xác định

I­N = 1.45 x IP

Hệ số 0.84 (4)

Mạng điện (3P+N), cáp một ruột SP >16mm2 với dây đồng hoặc SP > 25mm2 vơi dây nhôm

S­N = SP / 2

Cho phép N cần được bảo vệ

S­N = SP

I­N = IP

Hệ số 0.84 (4)

S­N > SP

I­N = 1.45 x IP

Hệ số 0.84 (4)

  + Chú thích 1: (1) Mạng điện động lực cung cấp điện cho động cơ điện xoay chiều, bình đun nước nóng, hệ thống điều hòa không khí và thông gió, hệ thống giặt là, . . .

  + Chú thích 2: (2) Mạng điện chiếu sáng cung cấp điện cho các đèn phóng khí, trong đó có đèn huỳnh quang ở văn phòng, xưởng sản xuất, . . .

  + Chú thích 3: (3) Mạng điện cấp cho văn phòng, các máy tính, thiết bị điện tử ở các khu văn phòng, trung tâm máy tính, ngân hàng, gian chợ, cửa hàng chuyên dụng, . . .

  + Chú thích 4: (4) Hệ số giảm dòng điện cho phép, hệ số này được xét tới khi lựa chọn tiết diện dây trung tính do tác dụng phát nóng gây ra bởi các sóng hài bậc 3 và bội số của 3.

  + Ghi chú: TH – tỷ lệ sóng hài bậc 3 và bội số của 3; N – dây trung tính; P – dây pha; S – tiết diện dây (mm2).

- TCVN 9207 : 2012, mục 10.11

  + Tiết diện dây bảo vệ (dây PE) không được nhỏ hơn các tiết diện chỉ tra trong bảng bên dưới. Các giá trị không được tiêu chuẩn hóa thì có thể sử dụng các dây dẫn có tiết diện được tiêu chuẩn hóa gần nhất.

  + Các giá tri trong bảng dưới chỉ có ý nghĩa nếu các vật liệu của dây dẫn bảo vệ là cùng kim loại như các dây dẫn pha. Nếu bằng kim loại khác với dây dẫn pha thì dây dẫn bảo vệ phải có tiết diện sao cho nó có điện dẫn tương đương với dây dẫn pha

  + Trong tất cả các trường hợp, các dây dẫn bảo vệ không phải là một phần của đường dẫn cung cấp điện, phải có tiết diện tối thiểu là:

    ▪ 1.5mm2 nếu dây bảo vệ được bảo vệ đối với các phá hoại cơ học

    ▪ 4mm2 nếu dây bảo vệ không được bảo vệ đối với các phá hoại cơ học

Bảng 3 : tiết diện tối thiểu của dây bảo vệ (PE)

Tiết diện của dây dẫn pha cấp điện cho thiết bị điện (mm2)

Tiết diện tối thiểu của dây dẫn bảo vệ thiết bị điện (mm2)

S ≤ 16

S

16 < S ≤ 35

16

35 < S ≤ 400

S / 2

400 < S ≤ 800

200

S > 800

S / 4

 

4. Quy định chung về ký hiệu

- Kết cấu dây cáp điện

  + Ruột dẫn điện: Đồng (copper: Cu) hoặc nhôm (aluminum: Al)

  + Lớp cách điện: PVC hoặc XLPE hoặc lớp băng Mica chống cháy

  + Chất độn: sợi PP (Polypropylen) hoặc PVC hoặc nhựa LSHF (chống cháy ít khói không sinh khí halogen)

  + Lớp bọc bên trong: Ép đùn PVC hoặc quấn băng hoặc quấn băng LSHF hoặc ép đùn LSHF

  + Giáp kim loại bảo vệ:

    ▪ Giáp 2 lớp băng nhôm (DATA) cho cáp 1 lõi

    ▪ Giáp 2 lớp băng thép (DSTA) cho cáp từ 2 đến 4 lõi

    ▪ Giáp sợi nhôm (AWA) cho cáp 1 lõi

    ▪ Giáp sợi thép (SWA) cho cáp 2 đến 4 lõi

  + Lớp vỏ bọc bên ngoài: PVC, HDPE hoặc FR-PVC và XLPO (lớp cách điện chống cháy chậm) với cáp chống cháy hoặc lớp nhựa LSHF chống cháy ít khói không sinh khí halogen.

- Ký hiệu nhận biết dây cáp điện

  + Cu : ký hiệu dây đồng

  + Al : ký hiệu dây nhôm

  + PVC : Lớp vỏ bọc cách điện nhựa PVC

  + XLPE : Lớp vỏ bọc cách điện giữa các dây của cáp điện

  + DATA : Lớp bảo vệ bằng băng nhôm bảo vệ (thường có ở cáp trung thế)

  + STA, DSTA : Lớp bảo vệ bằng băng thép (thường dùng trong cáp chôn ngầm)

  + AWA : Lớp bảo vệ bằng sợi nhôm (thường dùng trong cáp chôn ngầm)

  + SWA : Lớp bảo vệ bằng sợi thép (thường dùng trong cáp chôn ngầm)

  + CV, CVV : Dây cáp ruột đồng, cách điện bằng PVC, bọc vỏ bằng PVC

  + CXV : Dây cáp ruột đồng, cách điện bằng XLPE, bọc vỏ bằng PVC

  + CVV(CXV)/DSTA(SWA): cáp ngầm ruột đồng, cách điện bằng PVC (XLPE), giáp bảo vệ bằng băng thép (sợi thép), bọc vỏ bằng PVC

  + E : ký hiệu của nối đất hoặc dây nối đất

  + 1P, 2P, 3P, 4P : Số cực của aptomat

  + MCB : aptomat loại cài

  + MCCB : aptomat loại khối

                                            Hình 3: Cấu tạo của một số loại dây cáp điện

- Tham khảo cách ghi dây cáp điện cơ bản khi thiết kế 

+ Cu/PVC 1Cx1.5mm2

  + Cu/PVC/PVC 2Cx1.5mm2

  + Cu/XLPE/PVC 4Cx10mm2 + Cu/PVC 1Cx10mm2(E)

  + Cu/XLPE/PVC 3Cx10mm2 + Cu/PVC 1Cx10mm2(E)

  + Cu/XLPE/PVC 3Cx50+1Cx25mm2

  + Cu-Mica/XLPE/PVC 4Cx25mm2

  + Cu-Mica/XLPE/PVC/DSTA/FR-PVC 4Cx25mm2

  + Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 4Cx25mm2

  + Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 4Cx50+1Cx25mm2

  + Cu/LSHF 1Cx6mm2

  + Cu/FR-PVC 1Cx6mm2

  + Cu/XLPE/FR-PVC 2Cx4mm2

  + Cu/XLPE/FR-PVC 4Cx4mm2

  + Cu-Mica/XLPE/LSHF/SWA/LSHF 4Cx25mm2