Thiết kế hệ thống điện

Công ty TNHH đầu tư phát triển xây dựng và thương mại TASECO.

TASECO thiết kế thi công các lĩnh vực cơ điện

Công ty TNHH đầu tư phát triển xây dựng và thương mại TASECO Việt Nam.

Hệ thống cơ điện

Các lĩnh vực như cơ điện, điều hòa, cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy,.. .

Đây là một trang web chia sẻ kiến thức về thiết kế và thi công cơ điện trong công trình. Bao gồm các hệ thống Điện động lực, Điện nhẹ, Cấp thoát nước, Điều hòa, Thông gió, Phòng cháy chữa cháy trong công trình.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thi công cơ điện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thi công cơ điện. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2022

Đồng Hồ Đo Áp Suất Gas Lạnh

Bài viết giúp mọi người nắm được các bộ phận cơ bản của Đồng hồ đo áp suất gas lạnh dùng trong hệ thống điều hòa. Đọc được các trị số thang đo trên thiết bị để phục vụ công việc được hiệu quả hơn. Công ty Taseco xin chia sẻ một vài kiến thức của mình để mọi người chưa biết sử dụng đồng hồ nạp gas điều hòa hiểu rõ hơn về thiết bị.

I. Đồng hồ đo áp suất gas lạnh điều hòa

Đồng hồ đo áp suất gas điều hòa là thiết bị dùng để kiểm tra áp suất tĩnh khi thiết bị điều hòa dừng hoạt động, áp suất làm việc của gas lạnh khi máy hoạt động và kiểm tra áp suất khi nạp gas cho máy điều hòa.

 

II. Cấu tạo đồng hồ đo áp suất gas lạnh

 

Hình 1: Các bộ phận cơ bản của đồng hồ

Chú thích các bộ phận cơ bản:

(1): Đồng hồ đo áp suất thấp (ký hiệu Lo)

- Đồng hồ áp suất thấp (Lo) dùng đo kiểm tra áp suất phía áp suất thấp của hệ thống,

- Dùng để hút chân không cho hệ thống trước khi nạp gas, giúp đảm bảo hệ thống không bị tắc ẩm khi hoạt động.

- Dùng để nạp gas mới hoặc nạp gas bổ sung vào hệ thống.

(2): Đồng hồ đo áp suất cao (Hi)

- Đồng hồ áp suất cao (Hi) dùng đo kiểm tra áp suất cao áp của hệ thống.

- Dùng bơm nén áp suất vào hệ thống để thử kín, dùng đo hơi nén của máy nén.

(3): Tay van của đồng hồ

- Đồng hồ có 2 tay van đóng mở, một tay van bên phía đồng hồ đo áp suất thấp và một tay van đóng mở đo đồng hồ áp suất cao.

- Khi đóng tay van bên phía đồng hồ đo áp suất thấp (Lo) thì (4) không thông với (5) và (6) nhưng (4) thông với đồng hồ áp suất thấp.

- Khi đóng tay van bên phía đồng hồ đo áp suất cao (Hi) thì (6) không thông với (4) (5) nhưng (6) thông với đồng hồ áp suất cao.

- Khi mở hết 2 tay van thì cả (4), (5) và (6) thông nhau.

(4): Đường ống phía đồng hồ áp suất thấp (Lo)

(5): Đường ống dịch vụ

(6): Đường ống phía đồng hồ áp suất cao (Hi)

(7), (8) và (9): Dây dịch vụ của đồng hồ, dùng để kết nối đồng hồ với hệ thống khi sử dụng.

 

III. Cách đọc trị số trên đồng hồ

 

Hình 2: Các trị số ghi trên đồng hồ

Ý nghĩa các trị số trên mặt đồng hồ:

(1): Vạch hiển thị thang đo áp lực theo đơn vị Psi (Poundper square inch).

Vạch từ 0 => 220 psi là thang đo áp suất dương.

(2): Vạch hiển thị thang đo áp lực theo đơn vị Kgf/cm2 

Vạch từ 0 => 15 kgf/cm2 là thang đo chỉ áp suất dương.

(3): Vạch từ 30 inHg => 0 là thang đo áp suất âm dùng khi hút chân không nạp gas cho hệ thống.

(4): Vạch từ 76 cmHg => 0 là thang đo áp suất âm dùng khi hút chân không nạp gas cho hệ thống.

(5): Vạch hiển thị nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh R22, đơn vị đo 0C.

(6): Vạch hiển thị nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh R12, đơn vị đo 0C.

(7): Vạch hiển thị nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh R502, đơn vị đo 0C.

 

Nếu bạn có thắc mắc gì liên quan đến bài viết này xin hãy liên hệ tới chúng tôi. Công ty Taseco rất mong có được sự góp ý và chia sẻ từ các bạn.

(4