Thiết kế hệ thống điện

Công ty TNHH đầu tư phát triển xây dựng và thương mại TASECO.

TASECO thiết kế thi công các lĩnh vực cơ điện

Công ty TNHH đầu tư phát triển xây dựng và thương mại TASECO Việt Nam.

Hệ thống cơ điện

Các lĩnh vực như cơ điện, điều hòa, cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy,.. .

Đây là một trang web chia sẻ kiến thức về thiết kế và thi công cơ điện trong công trình. Bao gồm các hệ thống Điện động lực, Điện nhẹ, Cấp thoát nước, Điều hòa, Thông gió, Phòng cháy chữa cháy trong công trình.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Dụng cụ lắp điều hòa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dụng cụ lắp điều hòa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2022

HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA CỤC BỘ

HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA CỤC BỘ

Bạn biết hệ thống điều hoà cục bộ là gì và có những loại điều hòa cục bộ nào chưa, hiện nay đôi khi bạn thường nghe nhắc tới máy lạnh cục bộ. Nhưng lại không hiểu máy lạnh cục bộ là gì, với bài viết này Công ty Taseco sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn.

I. Giới thiệu 

- Điều hòa cục bộ phổ thông hiện nay được hiểu là các máy điều hòa gồm 1 cục nóng và 1 cục lạnh kết nối với nhau.

Phân loại theo công suất điều hòa

- Máy điều hòa cục bộ dân dụng và thương mại có dải công suất thường gặp là: 9.000 Btu/h; 12.000 Btu/h; 18.000 Btu/h; 24.000 Btu/h; 36.000 Btu/h; 48.000 Btu/h.

- Máy điều hòa cục bộ công nghiệp thường là loại có công cuất lớn, ví dụ như điều hòa Packaged (loại tủ đứng đặt sàn công suất lớn, thổi trực tiếp hoặc nối ống gió). Thường được sử dụng ở các khu vực có không gian rộng và cao như nhà máy, nhà hội trường, không gian nhà thờ, phòng họp lớn, . . . với dải công suất lạnh thường gặp là: 20kw; 26.7kw; 40kw; 50kw (lưu ý các bạn thêm "kw" là đơn vị của công suất lạnh chứ không phải đơn vị công suất điện).

Hình ảnh các loại điều hòa

                                   Hình 1: Điều hòa cục bộ dàn lạnh loại treo tường 

                              Hình 2: Điều hòa cục bộ dàn lạnh loại Cassettes âm trần

Hình 3: Điều hòa cục bộ dàn lạnh loại Tủ đứng đặt sàn

Hình 4: Điều hòa cục bộ công suất lớn loại Packaged đặt sàn

Dàn nóng và các loại dàn lạnh điều hòa

- Dàn nóng điều hòa thường lắp ở không gian thoáng bên ngoài nhà để trao đổi nhiệt với không khí bên ngoài được tốt hơn và tránh tiếng ồn khi máy hoạt động làm ảnh hưởng tới không gian trong nhà. Dàn nóng có thể lắp trên tường, lắp đặt sàn.

- Dàn nóng điều hòa cục bộ loại công suất nhỏ thường có 1 quạt trao đổi nhiệt, với các loại công suất trung bình thì có thể lên đến 2 quạt trao đổi nhiệt, gió được thổi theo phương ngang (hút gió từ phía sau máy và thổi phía trước). Còn các dàn nóng của máy cục bộ công suất lớn quạt trao đổi nhiệt thổi theo phương đứng, gió được hút từ các bên thành xung quanh máy và thổi phía trên. Do đó khi lắp đặt dàn nóng cần chú ý đến khoảng lưu thông của gió theo khuyến cáo của nhà sản xuất để máy hoạt động được bình thường.

Hình 5: Dàn nóng điều hòa lắp trên tường 


Hình 6: Dàn nóng điều hòa hai quạt lắp đặt sàn


                            Hình 7: Dàn nóng điều hòa quạt trao đổi nhiệt thổi đứng

- Dàn lạnh điều hòa được lắp ở không gian trong phòng để trao đổi nhiệt với không khí bên trong phòng. Tùy theo công năng sử dụng của phòng, phương án thiết kế kiến trúc nội thất, yêu cầu của chủ nhà để bố trí sử dụng loại dàn lạnh sao cho phù hợp. Các loại dàn lạnh được sản xuất hiện nay gồm: 

  + Dàn lạnh Treo tường 

  + Dàn lạnh Áp trần 

  + Dàn lạnh Cassettes âm trần gồm các loại:


 Một hướng thổi     Hai hướng thổi       Bốn hướng thổi      Đa hướng thổi    

  + Dàn lạnh Âm trần nối ống gió 

                                                 

  + Dàn lạnh Tủ đứng đặt sàn

II. Các bộ phận chính

1. Dàn nóng (Cục nóng, Outdoor)

Dàn nóng điều hòa bao gồm các bộ phận chính sau:

  + Máy nén hơi

  + Bình tách lỏng (nằm trên đường gas hồi về máy nén)

  + Dàn ngưng tụ, quạt dàn ngưng tụ


  + Van tiết lưu, cáp tiết lưu


  + Van đảo chiều (với loại điều hòa 2 chiều)


  + Phin lọc (thường thấy ở máy điều hòa cục bộ công suất lớn)

  + Van dịch vụ, rắc co đường gas lỏng đi (kết nối với ống đồng nhỏ)

  + Van dịch vụ, rắc co đường gas hồi về (kết nối với ống đồng lớn)

  + Khung vỏ thiết bị, chân giá đỡ máy

  + Các bộ phận điện khác: Cầu đấu điện, dây nối, tụ điện, khởi động từ (với điều hòa có công suất lớn), bo mạch điều khiển (với dòng máy đời mới hoặc máy inverter), . . .


2. Dàn lạnh (Cục lạnh, Indoor)

Dàn lạnh điều hòa bao gồm các bộ phận:

  + Khung vỏ, mặt nạ, lưới lọc gió, bộ phận diệt khuẩn

  + Dàn trao đổi nhiệt

  + Quạt dàn trao đổi nhiệt (Cánh quạt và Động cơ điện)

  + Cánh đảo gió, động cơ

  + Máng nước ngưng

  + Bo mạch điều khiển, Cầu đấu điện

  + Bơm nước ngưng: Động cơ bơm, bơm, phao, cảm biến tiếp điểm

  + Cáp tiết lưu (có trong một số dàn lạnh Cassettes âm trần)

  + Đường kết nối ống gas lỏng (ống đường kính nhỏ, gas tới dàn lạnh)

  + Đường kết nối ống gas hơi (ống đường kính lớn, gas đi ra khỏi dàn lạnh)

  + Đường kết nối ống thoát nước ngưng

  + Cảm biến nhiệt độ dàn lạnh, cảm biến nhiệt độ gió hồi

  + Điều khiển: Điều khiển từ xa, điều khiển loại gắn tường nối dây.

  + Với dàn lạnh loại treo tường thì có kèm theo giá treo dàn lạnh của nhà sàn xuất đi theo máy.


3. Ống Đồng

- Trong hệ thống điều hòa cục bộ có 2 ống đồng kết nối từ dàn nóng đến dàn lạnh. Kết nối ống đồng với thiết bị theo nhà sản xuất đưa ra ban đầu là bắt rắc co tại cả vị trí dàn nóng và dàn lạnh.

- Một ống đồng có kích thước nhỏ (thường là D6.4; D9.5; D12.7; D15.9) là đường gas lạnh dạng lỏng đi từ dàn nóng tới dàn lạnh.

- Đường ống đồng còn lại có kích thước lớn hơn (thường là D9.5; D12.7; D15.9; D19.1; D22.2; D28.6) là đường gas lạnh dạng hơi đi ra khỏi dàn lạnh để hồi về máy nén.

- Các ống đồng được bọc bảo ôn cách nhiệt riêng, độ dày bảo ôn cho ống đồng tối thiểu là 19mm.

- Dây điện điều khiển, điện cấp nguồn kéo từ dàn nóng tới dàn lạnh thường được kéo dải đi cùng ống đồng. Ống đồng sau khi được bọc bảo ôn sẽ được quấn băng quấn trắng để bảo vệ ống đồng và bảo ôn dưới tác động của thời tiết môi trường bên ngoài.

4. Ống thoát nước ngưng

- Khi máy điều hòa chạy ở chế độ làm lạnh vào mùa hè thì  bên trong dàn lạnh sẽ có nước ngưng tụ lại và được thu vào khay hứng nước trong dàn lạnh sau đó dẫn ra ngoài bằng đường ống mềm của nhà sản xuất.

- Khi thiết kế và lắp đặt điều hòa cần tính toán phương án thoát nước đảm bảo về kỹ thuật. Thông thường đường thoát nước ngưng có thể là ống ruột gà xoắn, ống nhựa PVC.

- Ống thoát nước ngưng cũng phải được bọc bảo ôn các nhiệt với độ dày bảo ôn tối thiểu 10mm.

- Chú ý với điều hòa treo tường không có bơm nước ngưng, điều hòa loại Cassettes âm trần có bơm nước ngưng, điều hòa loại Âm trần nối ống gió có loại có bơm nước ngưng có loại không. Bơm nước ngưng của điều hòa chỉ dùng để tạo cột áp cho nước ngưng (thường khoảng 600mm trở lên) tại vị trí lắp đặt dàn lạnh, sau đó đường ống thoát nước ngưng phải được đánh dốc để nước ngưng tự chảy đến điểm thoát nước.

- Trên đường ống thoát nước ngưng khoảng 3m cần bố trí 1 tê thông hơi để đảm bảo thoát nước được tốt hơn.

5. Dây điện

- Dây điện trong thiết bị điều hòa cục bộ bao gồm :

  + Dây điện cấp nguồn.

  + Dây điện điều khiển nối từ dàn nóng đến dàn lạnh.

  + Dây điện điều khiển nối dàn lạnh với điều khiển gắn tường nối dây.

- Dây điện điều khiển nối từ dàn nóng đến dàn lạnh với điều hòa cơ loại thường thì cần 1 sơi, với điều hòa inverter thì cần 2 sợi, thông thường dùng dây Cu/PVC/PVC 2Cx1.5mm2

- Dây điện điều khiển nối từ dàn lạnh đến điều khiển nối dây thường là loại chống nhiễu hoặc loại dây điện thông thường Cu/PVC/PVC 2Cx0.75mm2.

- Dây điện cấp nguồn cho điều hòa tùy theo nhà sản xuất mà có thể cấp nguồn tới dàn lạnh hoặc cấp nguồn tới dàn nóng (xem cầu đấu điện tại dàn nóng và dàn lạnh để biết rõ hơn).

- Với các máy điều hòa dân dụng thì có thể kéo dây cấp nguồn từ dàn nóng tới dàn lạnh sau đó kéo dây từ tủ điện đến dàn lạnh và kết nối với dây cấp nguồn dàn nóng qua cầu đấu.

- Với các điều hòa tủ đứng công suất lớn cần xem kỹ chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất, có loại cấp nguồn dàn nóng và cấp nguồn dàn lạnh độc lập nhau, điện áp cấp cho dàn nóng là 3pha/380V, điện áp cấp cho dàn lạnh có thể là 1pha/220V hoặc 3pha/380V.

- Kích cỡ dây cấp nguồn cho điều hòa phải được tính toán theo công suất điện của từng máy cụ thể. 


  Nếu bạn có thắc mắc gì liên quan đến bài viết này xin hãy liên hệ tới chúng tôi.

 Công ty Taseco rất mong có được sự góp ý và chia sẻ từ các bạn.



Thứ Tư, 7 tháng 9, 2022

Đồng Hồ Đo Áp Suất Gas Lạnh

Bài viết giúp mọi người nắm được các bộ phận cơ bản của Đồng hồ đo áp suất gas lạnh dùng trong hệ thống điều hòa. Đọc được các trị số thang đo trên thiết bị để phục vụ công việc được hiệu quả hơn. Công ty Taseco xin chia sẻ một vài kiến thức của mình để mọi người chưa biết sử dụng đồng hồ nạp gas điều hòa hiểu rõ hơn về thiết bị.

I. Đồng hồ đo áp suất gas lạnh điều hòa

Đồng hồ đo áp suất gas điều hòa là thiết bị dùng để kiểm tra áp suất tĩnh khi thiết bị điều hòa dừng hoạt động, áp suất làm việc của gas lạnh khi máy hoạt động và kiểm tra áp suất khi nạp gas cho máy điều hòa.

 

II. Cấu tạo đồng hồ đo áp suất gas lạnh

 

Hình 1: Các bộ phận cơ bản của đồng hồ

Chú thích các bộ phận cơ bản:

(1): Đồng hồ đo áp suất thấp (ký hiệu Lo)

- Đồng hồ áp suất thấp (Lo) dùng đo kiểm tra áp suất phía áp suất thấp của hệ thống,

- Dùng để hút chân không cho hệ thống trước khi nạp gas, giúp đảm bảo hệ thống không bị tắc ẩm khi hoạt động.

- Dùng để nạp gas mới hoặc nạp gas bổ sung vào hệ thống.

(2): Đồng hồ đo áp suất cao (Hi)

- Đồng hồ áp suất cao (Hi) dùng đo kiểm tra áp suất cao áp của hệ thống.

- Dùng bơm nén áp suất vào hệ thống để thử kín, dùng đo hơi nén của máy nén.

(3): Tay van của đồng hồ

- Đồng hồ có 2 tay van đóng mở, một tay van bên phía đồng hồ đo áp suất thấp và một tay van đóng mở đo đồng hồ áp suất cao.

- Khi đóng tay van bên phía đồng hồ đo áp suất thấp (Lo) thì (4) không thông với (5) và (6) nhưng (4) thông với đồng hồ áp suất thấp.

- Khi đóng tay van bên phía đồng hồ đo áp suất cao (Hi) thì (6) không thông với (4) (5) nhưng (6) thông với đồng hồ áp suất cao.

- Khi mở hết 2 tay van thì cả (4), (5) và (6) thông nhau.

(4): Đường ống phía đồng hồ áp suất thấp (Lo)

(5): Đường ống dịch vụ

(6): Đường ống phía đồng hồ áp suất cao (Hi)

(7), (8) và (9): Dây dịch vụ của đồng hồ, dùng để kết nối đồng hồ với hệ thống khi sử dụng.

 

III. Cách đọc trị số trên đồng hồ

 

Hình 2: Các trị số ghi trên đồng hồ

Ý nghĩa các trị số trên mặt đồng hồ:

(1): Vạch hiển thị thang đo áp lực theo đơn vị Psi (Poundper square inch).

Vạch từ 0 => 220 psi là thang đo áp suất dương.

(2): Vạch hiển thị thang đo áp lực theo đơn vị Kgf/cm2 

Vạch từ 0 => 15 kgf/cm2 là thang đo chỉ áp suất dương.

(3): Vạch từ 30 inHg => 0 là thang đo áp suất âm dùng khi hút chân không nạp gas cho hệ thống.

(4): Vạch từ 76 cmHg => 0 là thang đo áp suất âm dùng khi hút chân không nạp gas cho hệ thống.

(5): Vạch hiển thị nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh R22, đơn vị đo 0C.

(6): Vạch hiển thị nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh R12, đơn vị đo 0C.

(7): Vạch hiển thị nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh R502, đơn vị đo 0C.

 

Nếu bạn có thắc mắc gì liên quan đến bài viết này xin hãy liên hệ tới chúng tôi. Công ty Taseco rất mong có được sự góp ý và chia sẻ từ các bạn.

(4